SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT AMIDAN MỚI NHẤT HIỆN NAY

PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG
Bác Sĩ Hải Ngọc
Địa chỉ: 588 Nguyễn Oanh, P.6, Gò Vấp, TPHCM
Hotline

0974 920 115

SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT AMIDAN MỚI NHẤT HIỆN NAY
Ngày đăng: 10/03/2022 09:17 AM

Cắt amidan là một thủ thuật phẫu thuật để loại bỏ khối amidan viêm. Viêm amidan là tình trạng amidan bị nhiễm trùng, khối amidan sưng tấy và khiến bạn bị đau họng, nuốt vướng.…Đối với trường hợp amidan viêm quá phát có thể gây ngủ ngáy, cơn ngừng thở lúc ngủ. Do đó, cắt amidan cũng có thể là một phương pháp điều trị các vấn đề về hô hấp, như ngáy nhiều và ngưng thỏ khi ngủ.                                                                      

Viêm amidan là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp. Bệnh thường gây các triệu chứng như đau họng, nuốt vướng, hôi miệng, đau đầu, sốt, ngủ ngáy, cơn ngưng thở ngắn,…

Nếu chăm sóc và sử dụng thuốc đúng cách, bệnh lý này có thể giảm nhanh sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên ở những trường hợp tái phát nhiều lần hoặc amidan có dấu hiệu phì đại, bác sĩ buộc phải cân nhắc cắt bỏ amidan để dự phòng biến chứng. 

Với sự phát triển của y học thì có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau để loại bỏ khối amidan viêm. Mỗi phương pháp phẫu thuật cắt amidan đều có những ưu điểm và tồn tại những khuyết điểm riêng. Cụ thể như sau:

1-Cắt amidan bằng Laser CO2

Đây là phương pháp ưu việt nhất hiện nay so với các phương pháp khác. Do tia Laser sử dụng năng lượng của bước sóng ánh sáng để loại bỏ khối amidan trong vùng họng một cách chính xác mà không gây tổn thương các mô lành xung quanh.

Ưu điểm của phương pháp cắt amidan bằng Laser là không gây đau, hầu như không gây tổn thương các mô lành xung quanh nên thời gian hậu phẫu ngắn, thao tác và thời gian thực hiện nhanh chỉ khoảng 5 đến 15 phút là hoàn thành ca phẫu thuật. Bên cạnh đó, ánh sáng Laser có tính diệt khuẩn tốt, tia Laser có khả năng quang đông được hầu hết các mạch máu nhỏ.đồng nên ít gây chảy máu trong và sau khi phẫu thuật.

Ngoài ra, bệnh nhân hoàn toàn có thể nói chuyện được bình thường ngay sau phẫu thuật mà không sợ bị đục giọng nói như một số phương pháp cắt amidan khác. Thêm vào đó, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi trong một thời gian rất ngắn sau khi thực hiện thủ thuật thì có thể về nhà ngay trong ngày.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhựơc điểm là còn tương đối mới và khó, đòi hỏi bác sỹ phải có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong điều trị để thực hiện nên hiện tại nó chưa được triển khai rộng rãi.

                              

2-Phẫu thuật cắt amidan bằng máy Coblation

Phẫu thuật amidan bằng máy Coblation là phương pháp cắt amidan bằng sóng radio cao tần sẽ được sử dụng để để ion hóa dung dịch muối. Từ đó giúp cung cấp năng lượng cho các ion để chúng cắt qua lớp mô, giúp loại bỏ amidan. Phương pháp này cũng không gây đau nhiều, thời gian cắt cũng tương đối nhanh.

Tuy nhiên, nhực điểm của phương pháp này là bệnh nhân dễ chảy máu tái phát ở ngày thứ 6 hoặc thứ 7; chi phí phẫu thuật tương đối cao.

                       Cắt Amidan Bằng Coblator: Quy Trình Và Ưu - Nhược Điểm

3-Phương pháp Electrocautery

Electrocautery là phương pháp cắt amidan dựa vào năng lượng điện. Thủ thuật này giúp làm hạn  chế tình trạng mất máu trong quá trình mổ, thời gian thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, Electrocautery có thể gây tổn thương đối với các mô xung quanh khối amidan. Do đó, sau khi thực hiện phương pháp này, bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức và khó chịu nhiều ở cổ họng.

                         

4-Cắt amidan bằng Sluder

Phương pháp Sluder được thực hiện khi khối amidan có kích thước lớn dần, không bị dính vào hố amidan và có thể di động dễ dàng. Sau khi được gây mê, bác sĩ sẽ cho toàn bộ khối amidan chui qua lổ cửa sổ của dụng cụ. Tiếp đó, phẫu thuật viên sẽ sử dụng lưỡi dao đè cuống amidan, dùng dụng cụ hỗ trợ để cắt đứt khối amidan và đưa ra ngoài. 

Phương pháp cắt amidan bằng Sluder thường gây nhiều biến chứng sau phẫu thuật như chảy máu, ngất do gây mê hoặc nhiễm trùng. Do đó, thủ thuật điều trị này chưa được các bác sỹ lựa chọn nhiều.

Google Map
Zalo
Hotline