Viêm xoang là một bệnh lý tai mũi họng rất phổ biến ở nước ta, đối tượng nào cũng có thể gặp phải. Theo thống kê cho tới thời điểm hiện tại, có đến 15% tổng dân số đang mắc phải căn bệnh này và con số này đang không ngừng gia tăng. Bệnh thường gây ra các triệu chứng khó chịu như đau nhức vùng mặt, nghẹt mũi, chảy mũi hôi, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và công việc của người bệnh. Ngoài ra, nếu không được điều trị đúng cách thì viêm xoang còn gây ra các biến chứng nặng và nguy hiểm đến tính mạng con người như viêm màng não, tụ mủ dưới màng cứng, áp-xe ngoài màng cứng, viêm dây thần kinh thị giác…Vì vậy, tuân thủ nguyên tắc điều trị và dự phòng biến chứng của bệnh viêm xoang là điều rất cần thiết.
Bệnh viêm xoang mũi là gì?
Viêm xoang mũi là tình trạng một số vi khuẩn hoặc virus tấn công lên ở lớp niêm mạc lót ở xoang mũi khiến cho vùng xoang mũi bị viêm nhiễm, làm ảnh hưởng đến chức năng vốn có của chúng. Khi đó, các chất dịch nhầy ứ đọng lâu ngày trong hốc mũi xoang đã gây ra tình trạng tắc nghẽn, gây khó khăn không ít cho việc thở. Căn bệnh này thường xảy ra cao điểm ở lúc giao mùa, đặc biệt là khi trời trở từ nóng sang lạnh. Bên cạnh đó, bệnh viêm xoang mũi là căn bệnh rất dễ tái phát và buộc người bệnh phải tiến hành điều trị trong khoảng thời gian dài.
Tính theo thời điểm hiện tại, bệnh viêm xoang mũi được phần thành hai thể chính là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính. Ngoài ra, căn bệnh này còn được phân thành nhiều loại khác dựa trên vị trí bị viêm xoang.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi xoang?
Bệnh viêm xoang mũi được hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau. Đó có thể là:
- Do vi khuẩn trong khoang mũi: Những vi khuẩn trong khoang mũi khiến cho mũi bị viêm nhiễm, ứ đọng tạo thành chất nhầy. Việc tích tụ với số lượng nhiều đã gây ra không ít cản trở trong việc khí lưu thông, một thời gian lâu sẽ gây nên bệnh viêm xoang;
- Do sức đề kháng yếu: Sức đề kháng yếu, không đủ sức để kháng lại những vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bên trong cơ thể, có thể gây tổn thương đến lớp niêm mạc đường hô hấp, từ đó hình thành nên một số bệnh lý thuộc đường hô hấp, bệnh viêm xoang mũi cũng không phải một trường hợp ngoại lệ;
- Do bị tổn thương lớp niêm mạc sau chấn thương: Tình trạng vẹo vách ngăn cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm xoang mũi;
- Do cơ thể thường xuyên bị cảm cúm: Tình trạng cảm cúm thường xuyên diễn ra cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm xoang mũi;
- Do dị ứng với một số tác nhân khác: Phấn hoa, hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá hay các thực phẩm gây kích ứng là những tác nhân đã tác động lên lớp niêm mạc, gây phù nề, bít tắc lỗ xoang, lâu ngày gây nhiễm trùng và hình thành bệnh viêm xoang mũi.
Bên cạnh đó, bệnh viêm xoang mũi còn được hình thành và chuyển biến tiêu cực bởi nhiều tác nhân khác như: chế độ ăn uống thiếu khoa học, sức đề kháng yếu, khói bụi, hóa chất, môi trường bị ô nhiễm,...
Bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khi nào?
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm xoang mũi, bạn cần nhanh chóng tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được nội soi thăm khám chi tiết. Một số triệu chứng điển hình gồm:
- Đau nhức vùng xoang và vùng trán: Vị trí đau nhức còn phụ thuộc vào từng đối tượng. Đó có thể là vùng trán, má, hai lông mày, giữa hai mắt,... Cơn nhức dần được tăng cao nếu không được tiến hành cải thiện, đặc biệt là khi trời trở lạnh;
- Nghẹt mũi: Người bệnh có thể nghẹt một bên mũi hoặc cả hai bên mũi, gây khó khăn trong việc thở;
- Chảy dịch: Phần dịch của mũi ở khoảng thời gian đầu mắc bệnh thường ở dạng lỏng hơi đặc. Đối với những bệnh lý lâu ngày thì phần dịch chuyển sang dạng đặc, có mùi hôi, tanh, thường có màu trắng đục hoặc vàng nhạt;
- Giảm hoặc mất khứu giác: Việc hắt xì hay xì mũi quá nhiều lần có thể gây tổn thương lên phần niêm mạc, khiến chúng bị viêm hoặc bị phù nề, các dây thần kinh khứu giác không còn cảm nhận được mùi.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm xoang mũi hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh viêm xoang mũi hình thành và tái phát, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:
+ Sử dụng một số vật dụng bảo vệ cơ thể khi đi ra ngoài để tránh các tác nhân gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là những ngày trời trở lạnh hoặc giao mùa như khẩu trang, áo khóa, mũ, khăn choàng,...;
+ Cần hạn chế tiếp xúc với những vùng có nhiều khói bụi, chất thải, khí hôi hay khói thuốc lá,... bởi đây cũng chính là những tác nhân gây hại đến hệ hô hấp nói chung và bệnh viêm xoang mũi nói riêng;
+ Tuyệt đối không nên để lỗ mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của quạt hay máy lạnh khi nằm ngủ hoặc khi ngồi làm việc;
+ Khi tắm hoặc đi bơi, nếu không may bị nước chảy vào lỗ mũi hoặc tai, bạn cần nhanh chóng xử lý và xử lý đúng cách để tránh làm tổn thương đến vùng xoang;
+ Chú trọng nhiều hơn đến chế độ ăn uống. Nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng. Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng hoặc gây ngứa mũi;
+ Tăng cường vận động cơ thể để tăng sức đề kháng cũng như cải thiện sức bền của cơ thể, giải tỏa sự căng thẳng;
+ Tránh căng thẳng, stress hay mệt mỏi quá mức khi làm việc hoặc học tập. Bởi việc căng thẳng quá mức có khả năng khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu và rất dễ bị nhiễm trùng. Vì thế, bạn nên biết cách cân bằng mọi thứ, tập thói quen đi ngủ đúng giờ, dành nhiều thời gian để đầu óc được thư giãn;
+ Khi cơ thể xuất hiện một số triệu chứng ban đầu như: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, tắc mũi,... bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám để được điều trị kịp thời, phòng ngừa bệnh chuyển biến sang bệnh viêm xoang mũi.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh viêm xoang mũi và những cách phòng ngừa bệnh tình tái phát. Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng của bệnh viêm xoang mũi, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ tai mũi họng để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có những phương pháp điều trị phù hợp. Và bạn cũng cần có những biện pháp phòng ngừa để phòng tránh bệnh viêm xoang mũi hình thành, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa.