I. Đại cương
Chảy máu mũi là triệu chứng hay gặp nhất trong các bệnh lý Tai Mũi Họng và chảy máu mũi có thể dẫn đến tử vong. Chảy máu mũi cần tìm được nguyên nhân để giải quyết, đặc biệt trong chảy máu mũi tái phát và nặng. Chảy máu mũi xảy ra ở khoảng 60% người trưởng thành trong đó có khoảng 6 – 10% trường hợp cần được xử trí tại bệnh viện. Mức độ trầm trọng của chảy máu mũi thường tuỳ thuộc vào nguyên nhân, vị trí của chảy máu mũi, chảy máu mũi trước chiếm tỷ lệ lớn nhưng thường lành tính. Chảy máu mũi sau hiếm gặp hơn, nhưng thường nặng do sự chảy máu nhiều hoặc hay tái phát đe dọa tính mạng bệnh nhân.
II. Nguyên nhân
1. Tại chỗ :
2.1.1 Viêm nhiễm
Viêm mũi cấp, mãn do vi khuẩn, vi rút; viêm xoang cấp; viêm mũi vận mạch; viêm mũi dị ứng và viêm VA.
2.1.2. Dị vật:
Đây là nguyên nhân hay gặp. Hoặc là dị vật làm tổn thương niêm mạc, hoặc là dị vật trong mũi lâu ngày kích thích niêm mạc tạo thành tổ chức hạt gây chảy máu.
- Dị vật sống (đỉa, vắt) chui vào mũi hút máu và tiết ra chất kháng đông gây chảy máu mũi.
- Sỏi mũi, loét hốc mũi: Cũng hay gặp những biến đổi niêm mạc kiểu loét thường gặp ở công nhân ngành hoá chất khi bảo hộ chưa tốt. Những thâm nhiễm loét ở niêm mạc mũi do lao hoặc giang mai.
2.1.3. Cấu tạo bất thường hốc mũi: Vẹo vách ngăn; phình mạch trong hốc mũi.
2.1.4. Khối u : U lành tính như u xơ vòm mũi họng thường gặp ở nam từ 13 - 26 tuổi thường chảy máu mũi tự phát lúc ngủ, thường tái diễn, gây ra thiếu máu và u ác tính như: Ung thư vòm họng, ung thư hốc mũi, ung thư sàng hàm, u vùng cổ v. v.
2.2. Nguyên nhân toàn thân
2.2.1. Bệnh toàn thân cấp tính: (gây rối loạn đông cầm máu ban đầu) Cúm, sởi nặng, sốt tinh hồng nhiệt, sốt xuất huyết, sốt rét, sốt cao,…
2.2.2. Bệnh của hệ tim mạch: Cao huyết áp, xơ vữa động mạch.
2.2.3. Bệnh của hệ mạch máu:
Thể trạng thiếu máu nặng, nhiễm trùng nhiễm độc, thiếu vitamin
Bệnh bạch cầu cấp; suy tuỷ; bệnh của tiểu cầu như: Giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân
Rối loạn chất lượng tiểu cầu: Glanzmann và Willebrand bệnh thuộc về mạch máu như bệnh ưa chảy máu A, B, C (Roisenthal).
2.2.4. Bệnh của hệ thống gan mật: làm giảm các yếu tố đông máu.
2.2.5. Một số nguyên nhân khác:
Thay đổi nội tiết như có thai, kinh nguyệt; Dùng corticoide kéo dài, hoặc dùng thuốc
chống đông; Thay đổi áp lực của khí quyển khi đi máy bay hoặc lên vùng núi cao, thay đổi thời tiết.
2.3. Chảy máu mũi vô căn
Thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, chảy máu tự nhiên số lượng ít tái diễn nhiều lần, thường hay gặp khi làm việc gắng sức hoặc đi ngoài nắng.
III. Cơ thể học
1. Hệ thống mạch máu
Nguồn cung cấp máu chủ yếu cho vùng đầu mặt là hệ cảnh gốc, trong đó động mạch cảnh trong cung cấp chủ yếu cho nội sọ và động mạch cảnh ngoài cung cấp chủ yếu cho vùng mũi xoang và ngoài sọ.
IV. Điều trị
1. Mục đích của điều trị: Tìm được nguyên nhân chảy máu và làm ngưng chảy máu.
2. Thủ thuật hoặc phẫu thuật để cầm máu:
Đốt cầm máu: Với những trường hợp chảy máu từ điểm mạch Kiessebach
Đốt bằng hoá chất Nitrat bạc – AgNO3 10% ( ít sử dụng )
Đốt điện lưỡng cực ( Được sử dụng thường xuyển )
Quang đông bằng Laser ( Được sử dụng thường xuyên )
Nhét bấc mũi ( ít sử dụng )
Thắt động mạch
Phương pháp này được dựa trên theo dõi lâm sàng và kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Đó là thắt động mạch hàm, động mạch sàng, động mạch cảnh chung và động mạch cảnh ngoài.
Chụp mạch máu (DSA)
Chống chỉ định chụp DSA