1. BỆNH VIÊM XOANG MŨI LÀ GÌ?
Bệnh viêm xoang mũi là tình trạng niêm mạc mũi xoang bị viêm, nhiễm trùng và tổn thương. Chính vì thế, nó sẽ không thể thực hiện được đúng các chức năng của mình. Tình trạng này diễn ra lâu dài có thể dẫn tới ứ đọng các dịch nhầy bám vào các hốc xoang gây tình trạng tắc nghẽn, suy giảm chức năng thở. Bệnh lý viêm xoang này thường diễn ra vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh. Viêm xoang rất dễ tái phát nên người bệnh cần phải tiến hành điều trị trong một thời gian dài.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH VIÊM XOANG MŨI
2.1. Nhiễm virus
Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhiễm trùng xoang đều bắt đầu từ những triệu chứng cảm lạnh. Virus sẽ gây sung huyết các mô mũi, chặn bít các lỗ thông thường dẫn lưu xoang.
Nếu như virus là nguyên nhân gây nên viêm xoang thì khi đó mọi loại thuốc đều không có tác dụng, biểu hiện bệnh sẽ được cải thiện sau khoảng một tuần. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc nhỏ thông mũi tuy nhiên không nên sử dụng quá 5 ngày để tránh rơi vào tình trạng lệ thuộc.
Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa viêm xoang do virus chính là tiêm phòng vaccine cúm hàng năm.
2.2. Sức đề kháng kém
Những người có sức đề kháng kém sẽ không thể ngăn chặn các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Như vậy có thể gây tổn thương đến lớp niêm mạc đường hô hấp và dần dần hình thành nên một số bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm xoang mũi.
2.3. Cơ địa dị ứng
Thông thường, những người bị dị ứng thức ăn, phấn hoa, lông vật nuôi, khói bụi,… sẽ có khả năng bị viêm xoang mũi cao hơn. Tình trạng dị ứng khiến niêm mạc mũi bị sưng nề, gây tắc các lỗ thông xoang.
2.4. Cảm cúm
Thời điểm giao mùa và thay đổi thời tiết là nguyên nhân khiến cho nhiều người bệnh mắc phải các triệu chứng cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, ho,…Nếu như tình trang cảm cúm và sổ mũi kéo dài không khỏi, nhiều bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm xoang mũi.
2.5. Chấn thương
Trong tập luyện thể dục thể thao, các chấn thương vùng mũi có thể dẫn đến bít lỗ thông dịch nhầy và dẫn tới viêm xoang.
2.6. Tần suất đi máy bay dày đặc
Càng lên cao, áp suất không khí càng giảm. Nó sẽ gây áp lực tích tụ trong đầu, chặn đường dẫn khí đồng thời khiến các triệu chứng viêm xoang trở nặng. Để khắc phục tình trạng này, hãy sử dụng thuốc nhỏ mũi hoặc ống hít trước khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh để giữ cho vùng xoang luôn sạch sẽ.
2.7. Lạm dụng thuốc xịt mũi
Thuốc xịt mũi có tác dụng giúp làm sạch khoang mũi, giảm nghẹt mũi. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn các mạch máu trong mũi. Chính vì vậy, lạm dụng thuốc xịt mũi có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trong hơn, đặc biệt khi không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2.8. Do vi khuẩn
Trong trường hợp bị cảm lạnh và không có dấu hiệu thuyên giảm sau 10 – 15 ngày, nguyên nhân có thể do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae hoặc vi khuẩn Haemophilusenzae. Đây là những vi khuẩn thường xuất hiện trong các khoang mũi họng, khi cơ thể gặp vấn đề về sức khỏe, phế cầu khuẩn sẽ phát triển và gây bệnh. Cảm lạnh sau một thời gian sẽ biến chứng thành viêm xoang.
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG MŨI
Viêm xoang mũi là bệnh lý tai mũi họng có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào. Phương pháp điều trị bệnh viêm xoang mũi cũng rất đa dạng, phụ thuộc vàng từng tình trạng bệnh:
3.1. Đối với điều trị bệnh viêm xoang mũi cấp tính
Điều trị bệnh viêm xoang mũi cấp tính thường là cải thiện triệu chứng:
• Khí dung, rửa xoang bị viêm bằng dung dịch nóng ẩm: đây là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc dưới dạng sương mù để điều trị bệnh viêm xoang mũi. Khi thực hiện xông hơi, máy sẽ đẩy thuốc vào lớp lông trên niêm mạc và tác động vào những vùng bị viêm nhiễm.
• Sử dụng thuốc co mạch tại chỗ: có tác dụng là giảm triệu chứng và giảm xung huyết.
• Rửa mũi bằng nước muối: đây là một phương pháp điều trị bệnh viêm xoang mũi khá an toàn. Người bệnh chỉ cần rửa mũi mỗi ngày để làm giảm dịch nhầy trong mũi. Sau đó, khi những triệu chứng cua bệnh đã thuyên giảm thì chỉ cần thực hiện rửa mũi 3 lần/tuần để tránh gây tổn thương vùng niêm mạc.
• Xịt mũi Corticosteroid: đây cũng là một cách điều trị viêm xoang mũi được nhiều người áp dụng. Nó có tác dụng làm giảm tình trạng viêm niêm mạc mũi, cải thiện bệnh lý niêm mạc thông qua cơ chế kháng viêm.
3.2. Đối với điều trị bệnh viêm xoang mũi mạn tính
Điều trị bệnh viêm xoang mũi mạn tính sẽ cần thời gian lâu hơn so với viêm xoang cấp tính. Trong trường hợp bệnh nặng, các bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật.
• Thuốc kháng sinh: một số loại thuốc trị viêm xoang mạn tính thường được sử dụng bao gồm amoxicillin, doxycycline hoặc thuốc kết hợp trimethoprim – sulfamethoxazole. Tuy nhiên, nếu như nhiễm trùng không dịu bớt hoặc viêm xoang tái phát, bác sĩ có thể kê đơn các loại kháng sinh khác nhau.
• Phẫu thuật: nếu như người bệnh đã sử dụng thuốc và vẫn không có chuyển biến tốt hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Hiện nay, một số phương pháp phẫu thuật được sử dụng để điều trị viêm xoang mũi là: nạo VA, cắt bỏ polyp mũi, chữa vẹo vách ngăn,…
4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM XOANG MŨI THEO DÂN GIAN
Những phương pháp ứng dụng Y học cổ truyền luôn có tính an toàn cao nếu biết áp dụng đúng. Dưới đây chính là một số cách được sử dụng phổ biến nhất.
4.1. Điều trị bệnh viêm xoang mũi bằng tỏi
Bạn có thể sử dụng tỏi để làm giảm bớt các triệu chứng của viêm xoang. Nguyên nhân là bởi trong thành phần của tỏi có chứa các kháng sinh tự nhiên giúp giảm triệu chứng đồng thời tăng cường miễn dịch cho người bệnh. Phương pháp sử dụng tỏi để trị viêm xoang có thể là kết hợp với các món ăn hàng ngày hoặc thực hiện xông mũi cùng tinh dầu tỏi.
4.2. Sử dụng mật ong và chanh điều trị bệnh viêm xoang mũi
Mật ong có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Người bệnh viêm xoang mũi có thể kết hợp mật ong cùng chanh và nước ấm để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
4.3. Xông lá trầu không giúp điều trị bệnh viêm xoang mũi
Đây là phương pháp phổ biến được khá nhiều người áp dụng. Nguyên nhân là bởi trong thành phần của lá trầu không có tinh chất kháng viêm, diệt khuẩn và giảm sưng hiệu quả. Người bệnh có thể đun nước lá trầu không rồi thực hiện xông mũi cho đến khi nước nguội hẳn, thực hiện đều đặn 3 lần/tuần để giảm hiện tượng viêm sưng ở các hốc xoang.
5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM XOANG MŨI
Bệnh cạnh việc điều trị bệnh viêm xoang mũi, bạn cũng nên thực hiện những biên pháp ngừa bệnh dưới đây để tránh tái phát nhiều lần:
• Sử dụng khẩu trang, áo khoác, mũ hoặc khăn choàng trong những ngày trời trở lạnh.
• Không nên để mũi tiếp xúc trực tiếp với luồng gió của quạt hoặc điều hòa.
• Hạn chế tiếp xúc với những khu vực nhiều khói bụi, chất thải hoặc ô nhiễm.
• Chú trọng nhiều hơn đến chế độ ăn uống. Nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng.
• Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể
• Tăng cường vận động cơ thể để cải thiện sức bền của cơ thể, tăng sức đề kháng
• Tránh căng thẳng, stress hay mệt mỏi quá mức, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng
• Chủ động thăm khám khi gặp các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, tắc mũi,…